CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT
Đối với nhiều người, khái niệm về “self-love” – yêu bản thân có thể gợi lên hình ảnh về những người dở hơi đi ôm cây hoặc những cuốn sách self-help sến súa. Tuy nhiên, như nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh, việc yêu bản thân và “self-compassion” – lòng trắc ẩn tự thân là chìa khóa cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc, ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng.
“Tại sao việc yêu bản thân lại quan trọng đến như vậy?”
Đối với nhiều người trong chúng ta, việc yêu thương bản thân nghe như thể là một thứ gì đó xa xỉ hoặc giả đó là một trào lưu mới đối với những người có quá nhiều thời gian rảnh rỗi hơn là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống ngày càng bận rộn của mỗi người.
Tuy nhiên, ngược lại, “self-care” – tự chăm sóc bản thân và lòng trắc ẩn tự thân thực sự rất cần thiết bởi chúng ta là những người đã làm việc quá chăm chỉ và không ngừng nỗ lực để vượt lên chính mình, luôn nắm bắt những thứ nhỏ nhặt đang thay hình đổi dạng xung quanh, và bản thân thường tự đòi hỏi việc cải thiện không ngừng cho đến khi đạt được sự hoàn hảo.
Con người thường bị thôi thúc bởi mong muốn trở nên xuất sắc, luôn muốn mình làm đúng mọi thứ, mọi lúc. Chúng ta luôn gò ép mình để “luôn tốt”, có lúc sẵn lòng khắt khe với bản thân. Điều này xuất hiện do trong đầu mỗi người thường xuyên hiện ra những câu nói mang tính chỉ trích bản thân, những ý nghĩ liên tục khủng bố bảo rằng đáng lý ra chúng ta cần làm tốt hơn nữa. Đây là một dấu hiệu của chủ nghĩa hoàn hảo.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người theo chủ nghĩa hoàn hảo có nguy cơ cao mắc một số bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần, và lòng trắc ẩn tự thân có thể giải phóng chúng ta khỏi sự kìm kẹp của nó. Vì vậy, chủ nghĩa hoàn hảo và lòng trắc ẩn tự thân gắn bó chặt chẽ với nhau.
Lòng trắc ẩn tự thân và yêu thương bản thân phần lớn được sử dụng thay thế cho nhau trong văn học chuyên ngành. Nghiên cứu cho thấy rằng có lòng tự trắc ẩn tự thân nhiều hơn sẽ xây dựng khả năng phục hồi khi đối mặt với nghịch cảnh, giúp con người phục hồi nhanh hơn sau chấn thương hoặc chia ly tình cảm. Nó cũng giúp chúng ta đối phó tốt hơn với thất bại hoặc xấu hổ.
Nhưng nó chính xác là gì? Dựa trên công trình nghiên cứu của Giáo sư Neff, Sbarra và các đồng sự, người đã có công trong việc phát triển về kỹ năng lòng trắc ẩn tự thân (Mindful Self – Compassion) đến từ bệnh viện Y Harvard đã định nghĩa lòng trắc ẩn tự thân như một cấu trúc bao gồm ba thành phần:
“Tử tế với chính mình (tức là đối xử với bản thân bằng sự thấu hiểu và tha thứ), công nhận vị trí của một người trong nhân loại (nghĩa là thừa nhận rằng mọi người không hoàn hảo và trải nghiệm cá nhân là một phần của trải nghiệm lớn hơn của con người), và tỉnh thức (tức là sự bình an về cảm xúc và tránh nhận diện quá mức với những cảm xúc đau đớn). “
Giáo sư Neff và Germer viết: “Tử tế với chính mình đòi hỏi sự ấm áp và thấu hiểu bản thân khi chúng ta đau khổ, thất bại, hoặc cảm thấy không đủ, thay vì chỉ trích bản thân bằng những lời chỉ trích miệt thị”.
—
Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321309
Dịch bởi: Alex Nguyễn